Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

LM Nguyễn Ngọc Tỏ Tiểu sử Cha Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP

Lm. Phanxico Xavie TRƯƠNG BỬU DIỆP
Tiểu sử Linh Mục
Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP
(Tiểu sử này do cha Nguyễn Ngọc Tỏ viết, ngài là Cựu cha sở họ Tắc Sậy, nơi có mộ cha Phanxicô Trương Bửu Diệp)

Linh Mục Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, được Cha Giuse Sớm rưả tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp MỸ LỢI, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An-Giang

Cha ngài là MICAE TRƯƠNG VĂN ÐẶNG (1860-1935).

Mẹ ngài là LUCIA LÊ-THỊ-THANH.

Gia-đình sinh sống tại họ đạo CỒN PHƯỚC.

Năm 1904,lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên BẮCTAMBANG CAMPUCHIA, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyển thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẩu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến dinh, xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp.

Nhân chứng về đời sống Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

IV. Nhân chứng sống – De Visu - Eyewitnesses
Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn – Tổng Giám Mục Sài gòn.

Cuộc phỏng vấn diễn ra tại văn phòng Đức Hồng Y lúc 10 giờ sáng ngày 4.8.2011. Hiện diện: Đức Hồng Y GB. Phạm minh Mẫn - Cha Roland Jacques – Cha Phêrô Trần thế Tuyên và Thầy Giuse Mai đức Nhuận
Đức Hồng Y làm chứng về đời sống Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp trên ba phương diện: Linh mục thánh thiện – Linh mục thương yêu, lo lắng cho đàn chiên và là một linh mục dám hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Không là nguyên văn, nhưng rất gần với lời chứng của Đức HY:
Tôi sinh năm 1934 ở Cái Rắn – Cha tôi được mọi người gọi là Ông Sáu Hào – Mẹ tôi tên Quới. Ba tôi được lưu danh nhờ đào một con kênh, gọi là kênh ba ngàn, vì dài 3000 thước. Dân địa phương cũng gọi là Kênh Sáu Hào.
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở Tắc Sậy. Ngài không phải là Cha sở của tôi, nhưng Ngài hay tới lui thăm Cha sở họ đạo tôi là Cha Công và Cha sở Hoà Thành lúc đó là Cha Tứ. Mỗi khi có dịp như thế, các Ngài đến thăm gia đình tôi.
Khoảng năm 1939, lúc đó tôi mới vừa được sáu tuổi. Trong một lần đến gia đình tôi, Cha Phanxicô Diệp đã nói với mẹ tôi: Bà Sáu cho thằng Mẫn học kinh tiếng La Tinh và giúp lễ. Mẹ tôi làm theo lời Cha dạy, cho tôi đến nhà thờ học kinh và giúp lễ. Mỗi lần được giúp lễ là mỗi lần tôi nhìn thấy Cha sở dâng lễ. Thấy Ngài đưa Mình Thánh Chúa lên, tôi có một liên kết với lõm cây chuối mà mẹ tôi xắt cho heo ăn vậy. Sau nầy, tôi suy nghĩ vả lấy làm lạ là Cha Phanxicô, không là Cha sở của tội, nhưng Ngài có một quan tâm đến thiếu nhi, tìm cách lo cho chúng đến gần bàn thờ qua việc giúp lễ.
Lần thứ hai, chừng 5 năm sau đó, cũng trong lần đến thăm gia đình với các Cha. Chính Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp bảo Cha Mẹ tôi: Ông Bà Sáu lo cho thằng Mẫn đi tu nhà trường Cù Lao Giêng để làm linh mục. Sau đó, tôi được gửi đi tu ở tiểu chủng viện Cù Lao Giêng.
Cha Diệp làm Cha Sở Tắc Sậy. Nhưng Cha rất thương giáo dân và lập nhiều họ lẻ, trong đó có họ đạo Chủ Chí. Cha xây nhà thờ cho giáo dân, rồi khai khẩn ruộng đất cho dân có đất làm ruộng và giao cho Ông Nội tôi làm Biện Việc chăm sóc ruộng lúa nhà chung. Cha Diệp có lòng thương dân đặc biệt, cả lương giáo. Ai cũng quí mến Cha.

Ngày cuối đời của linh mục chánh xứ Phanxicô Trương Bửu Diệp


Biến cố ngày 12.3.1946 của họ đạo Tắc Sậy
Ngày cuối đời của linh mục chánh xứ 
Phanxicô Trương Bửu Diệp

Vào khoảng thời gian 45-46, sau khi Nhật đảo chánh Tây và khi Nhật đầu hàng đồng minh bởi bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki thì Tây trở lại nắm chính quyền, dân chúng miệt Cà Mau phải sống trong sợ hãi vì nạn “Thổ ruồng”. Ai ở vùng đó mới biết sự kinh hoàng của nạn “Thổ ruồng” ra sao? và cũng biết được lý do của nạn này.

Vì không thể ở trong điền của chúng tôi tại Cây Gừa nên gia đình chúng tôi phải di tản đến Tắc Sậy. Ở đó mấy hôm, tôi được biết cứ mỗi sáng, sau khi thánh lễ xong, cha sở Trương Bửu Diệp mặc áo dòng đen, tay cầm cuốn kinh, đi tới, lui, dọc theo lộ xe chạy để vừa đọc kinh vừa cho tốp người Miên trông thấy mà không dám vào nhiễu hại giáo dân trong xóm đạo. Khi thấy họ đi xa rồi, Cha mới vào nhà điểm tâm và làm việc hằng ngày.

GIẢI ÐÁP THẮC MẮC về Linh Mục TRƯƠNG BỬU DIỆP

CÂU HỎI : Thưa Cha, Báo Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp hay nói đến Cha PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP. Con nghe rằng bên quê nhà, người ta coi Ngài là vị hay làm phép lạ và người ta đi hành hương cầu khẩn rất đông. Thái độ chúng ta như thế nào để đúng theo đường lối Giáo Hội ?

Bác chín H.

ÐÁP :-Về Linh Mục TRƯƠNG BỬU DIỆP, chúng ta biết về tiểu sử của Ngài như sau:

Ngài sinh năm 1897 tại Cồn Phước, Tỉnh An-Giang, tu học tại Ðại Chủng Viện Nam Vang, thụ phong linh mục năm 1924. Theo tin cho biết, Ngài được bổ nhiệm coi sóc xứ Tắc Sậy Tỉnh Minh Hải. Năm 1946, Việt-Minh bao vây xứ Tắc Sậy và hăm dọa hoả thiêu. Vì thương Giáo Dân, Ngài xin nộp mình chết thay. Bị gọi lên Trụ sở ba lần và lần thứ ba,bị chúng chặt đầu quăng xuống ao ngày 12-3-1946. Giáo dân đi tìm xác thì họ nói, Ngài về báo mộng cho biết chỗ vất xác. Giáo Dân đem về chôn cất. Ngày nay, mồ của Ngài trở nên một trung tâm hành hương lôi kéo rất nhiều người đến xin ơn và tạ ơn, nhất là đồng bào bên lương. Ngài được coi là vị TỬ ÐẠO.