Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

GIẢI ÐÁP THẮC MẮC về Linh Mục TRƯƠNG BỬU DIỆP

CÂU HỎI : Thưa Cha, Báo Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp hay nói đến Cha PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP. Con nghe rằng bên quê nhà, người ta coi Ngài là vị hay làm phép lạ và người ta đi hành hương cầu khẩn rất đông. Thái độ chúng ta như thế nào để đúng theo đường lối Giáo Hội ?

Bác chín H.

ÐÁP :-Về Linh Mục TRƯƠNG BỬU DIỆP, chúng ta biết về tiểu sử của Ngài như sau:

Ngài sinh năm 1897 tại Cồn Phước, Tỉnh An-Giang, tu học tại Ðại Chủng Viện Nam Vang, thụ phong linh mục năm 1924. Theo tin cho biết, Ngài được bổ nhiệm coi sóc xứ Tắc Sậy Tỉnh Minh Hải. Năm 1946, Việt-Minh bao vây xứ Tắc Sậy và hăm dọa hoả thiêu. Vì thương Giáo Dân, Ngài xin nộp mình chết thay. Bị gọi lên Trụ sở ba lần và lần thứ ba,bị chúng chặt đầu quăng xuống ao ngày 12-3-1946. Giáo dân đi tìm xác thì họ nói, Ngài về báo mộng cho biết chỗ vất xác. Giáo Dân đem về chôn cất. Ngày nay, mồ của Ngài trở nên một trung tâm hành hương lôi kéo rất nhiều người đến xin ơn và tạ ơn, nhất là đồng bào bên lương. Ngài được coi là vị TỬ ÐẠO.



Thái độ của Giáo Hội như thế nào ? Cũng như trong nhiều trường họp tương tợ, Giáo Quyền tỏ ra dè dặt, ghi nhận và chờ xem. Ðó cũng là thái độ của Toà Giám Mục Cần Thơ, mà Ðức Giám Mục, theo chổ chúng tôi biết là trong vòng bà con của Cha Diệp.

Toà Giám Mục Cần Thơ, nơi xảy ra câu chuyện sẽ có phận sự điều tra về cái chết đặc biệt của một linh mục trong giáo phận và khởi đầu cuộc điều tra vào một thời điểm nào đó theo Giáo Luật.

Vậy vào giai đoạn đầu, Giáo Hội không ngăn cấm việc cầu xin tôn kính gọi là việc sùng kính bình dân (Dévotion populaire) có tính cách tư riêng. Qua giai đoạn hai, sau một thời gian dài hay vắn, Giáo quyền có thể quyết định khai mở hồ sơ tra xét về nhân vật và các dữ kiện (tử đạo hay sống thực hành các nhân đức), mời các nhân chứng..Hồ sơ được đệ trình Toà Thánh, và nếu được chấp nhận, đương sự được gọi là ÐÁNG KÍNH (VÉNÉRABLE )

Sau một thời gian lâu dài nửa, theo tông hiến của Ðức Gioan Phaolô II ngày 25-1-1983, việc mở hồ sơ xin phong chân phước được cử hành. Việc tôn kính có thể được trở nên công khai, có thánh lể kính cho địa phương. Áp dụng vào trường hợp Cha Diệp, đây mới ở vào giai đoạn tôn kính bình dân. ROMA MORA.=nghĩa là chậm chạp. Vì thế, chúng ta phải dè dặt và khôn ngoan. Không ai cấm chúng ta khi được ơn, viết thơ cho Giáo Quyền địa phương để ghi nhận. Khi chúng tôi viết về việc nầy thì có một người H.O. cho chúng tôi biết: Ông và gia đình bên lương nay đã trở lại, nhờ ơn Cha Diệp và muốn tạ ơn.

Những gì chúng tôi vừa trình bài trên, hiện nay đang được tiến hành với một thầy DCCT Việt-Nam là THẦY MARCEL VĂN, chết cũng trong tù ở Việt Bắc ngày 10-7-1959 và hồ sơ đã được Toà Thánh chấp nhận. Có lẽ sẽ là vị CHƠN PHƯỚC SẼ TỚI.

Về Cha TRƯƠNG-BƯỦ-DIỆP, không ngăn cấm chúng ta cầu xin với Ngài. Chính chúng tôi là người đầu tiên đã viết về Ngài trong bài "TRÊN NGÔI MỘ ÐẦY HƯƠNG HOA", và khi viết xong, rất mơ ước có một bức hình để đăng lên báo Ðức Mẹ thì, bất ngờ có một bà từ Việt Nam về, đem hình Ngài đến xin chúng tôi làm phép ảnh.

Chúng ta cầu mong để Giáo Hội chóng khai mở bản án tôn phong cho vị linh mục anh hùng ấy. Theo chổ chúng tôi biết, thì Tòa Giám Mục Cần Thơ ghi nhận dữ kiện, nhưng phải chờ đợi khá lâu dài vì hoàn cảnh.

(Linh Mục Hồng-Phúc Dòng Chuá Cứu Thế phụ trách Mục Hộp Thư Tìm Hiểu trang 24 số 102-Tết Ất Hợi 1995 Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Gíúp-Tháng 1 phát hành tại Long Beach C.A.90806 )
Nguồn: http://2010menchuayeunguoi.blogspot.com/2010/03/giai-ap-thac-mac-ve-linh-muc-truong-buu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét